Advertisement
aigrand

finish

Nov 3rd, 2015
197
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 14.91 KB | None | 0 0
  1. 1/ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
  2.  
  3. Thư pháp - theo tác giả Phạm Đức Nhuận thì là "nghệ thuật tạo hình con chữ bằng cách viết" - nghĩa là đây là một bộ môn nghệ thuật tạo hình - "nghệ thuật tạo hình phải bằng cách viết chứ không phải vẽ hay cái gì khác".
  4.  
  5. Tồn tại qua hàng nghìn năm song song với nền văn hóa Trung Hoa, thư pháp chữ Hán đã bao lần thay da đổi thịt, với hàng trăm thư pháp gia dành trọn cả cuộc đời và tài năng cho những con chữ phóng khoáng, thư pháp đã tiến lên thành một bộ môn nghệ thuật hoa lệ, một sự kết hợp dịu dàng giữa chữ và tranh. Cũng phải nói thêm, thư pháp gia là một danh hiệu không dễ dàng gì được trao tặng cho bất cứ ai biết chữ và biết dùng cọ. Một thư pháp gia chân chính phải khổ luyện rất nhiều năm, vì chỉ viết đúng, viết đẹp thôi chưa đủ; họ còn phải truyền tải được thông điệp trong tác phẩm của mình cho người xem - trong nghệ thuật thư pháp, hình thức thôi chưa đủ, sắc thái tình cảm mới là yếu tố quan trọng. Để có thể bộc lộ được những cảm xúc ấy, người viết phải hoàn toàn làm chủ được quản bút, am tường những quy tắc của thư pháp và chủ được động điều tiết được tỷ lệ và bố cục theo một ý tưởng đã định; thánh thiện hay dung tục, nhạt nhẽo hay duyên dáng, vui tươi hay ủ dột... đều là từ 'tâm' của tác giả mà ra. Nói như vậy để có thể hình dung được, để có chút ít chỗ đứng trong giới thư họa, một tác gia thư pháp đã phải trải qua bao nhiêu khổ luyện như thế nào.
  6.  
  7. Lý do chọn nghệ thuật thư pháp làm đề tài nghiên cứu là bởi bản thân người nghiên cứu có một lòng ngưỡng mộ đối với các tác phẩm và tác gia cổ đại – những người đã bỏ không biết bao nhiêu công sức, thời gian để hoàn thành những tác phẩm trường tồn mãi với thời gian. Trong điều kiện khó khăn trăm bề, thiếu thốn cả thiết bị, dụng cụ và những phương pháp hình học hiện đại,… những tác gia đó vẫn có thể tạo nên những kiệt tác lớn, quả thật rất đáng khâm phục. Những người viết chữ - những thư pháp gia – cũng vậy, tìm tòi nghiên cứu, dồn hết tâm tư vào từng nét chữ xinh đẹp, nhốt mình trong sự hà khắc và quy củ để tìm đến đỉnh cao của nghệ thuật, tạo ra những công trình đồ sộ trong những tạo vật nhỏ bé – những quyển sách, những câu đối,…
  8.  
  9. Tìm về một chút tráng lệ rơi rớt của những ngày xưa trong từng con chữ; để ngẫm về một thời vàng son đã qua mà bản thân chỉ như hành khách từ tương lai đã bỏ lỡ bữa tiệc huy hoàng đó; để tự nhắc nhở bản thân phải ngày càng nghiêm khắc với mình, phải tôn trọng nghệ thuật, phải gạt bỏ cẩu thả khỏi những sáng tạo, để chiêm nghiệm được rằng – nghệ thuật không phải một mớ bòng bong mịt mù, không phải những chấm phẩy, khối màu vô tri,… mà là một cái gì đó lộng lẫy và hà khắc, đến nỗi bất cứ ai cũng phải im lặng cúi đầu.
  10.  
  11. 2/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
  12.  
  13. Thư pháp từ Đông sang Tây, bất cứ lúc nào cũng nhốt mình trong sự hà khắc đến hoàn hảo.
  14.  
  15. Nói riêng về sự học thư pháp phương Đông - đối tượng chính được nghiên cứu trong bài viết này - theo truyền thống, những học trò khi bắt đầu phải sao chép lại những văn bản mẫu mực từ thầy hoặc những thư pháp gia đã thành danh rồi học thuộc lòng những đường nét đó. Các thầy chỉ ra cách đúng đắn để viết từng nét một, học trò sẽ nghiêm túc sao chép liên tục, cho đến khi những chuyển động trở thành bản năng và tạo ra được những bản sao hoàn hảo từ thầy. "Lệch lạc được xem là thất bại" - theo sách Ink Painting Today. Khó khăn là thế, gian khổ là thế, âu cũng là để để người học có thể cảm nhận được cái tinh túy từ nghìn năm sáng tạo không nghỉ của những người đi trước, để không nguệch ngoạc không cẩu thả trong từng nét chấm phá. Bởi vì, từ những 'khuôn vàng thước ngọc' bó buộc tứ bề như triện, lệ, khải thư cho tới phóng khoáng, bay bổng với những hành, thảo thư; thư pháp phương Đông lúc nào cũng tràn đầy tinh túy và là nguồn cảm hứng vô bờ cho những môn nghệ thuật khác.
  16.  
  17. Nói không đâu xa, hai sản phẩm iPhone 4 và 4s là kiệt tác của Steve Jobs, đỉnh cao trong dòng sản phẩm Apple nhờ áp dụng những tỉ lệ vàng, nhưng ít ai biết rằng, ngài Jobs đã sử dụng những kinh nghiệm trong nghiên cứu thư pháp để tạo hình cho không những iPhone mà còn là hầu hết các sản phẩm Apple – 4 và 4s là hai sản phẩm cuối cùng, đặt dấu chấm hết hoa lệ cho cuộc đời của nhà sáng tạo tài năng. Nếu ngài Jobs đã có thể áp dụng thành công đến vậy, người nghiên cứu tin rằng trong lòng của bộ môn nghệ thuật hà khắc này vẫn còn những kinh nghiệm bí mật đúc kết từ ngàn xưa, để chỉ cần chạm tay được một chút, được học hỏi một chút, những sản phẩm tiếp theo của nghệ thuật hiện đại có thể tiến xa hơn rất nhiều.
  18.  
  19. 3/ Mục tiêu nghiên cứu
  20.  
  21. Mục tiêu của bài nghiên cứu này chính là làm sáng rõ lịch sử và sự phát triển của thư pháp phương Đông, nhằm giúp người đọc có thể hiểu sâu hơn về bộ môn đã có nhiều thăng trầm, có đôi lúc bảo thủ này.
  22.  
  23. 4/ Phương pháp nghiên cứu:
  24. Thông qua các kênh chính thống từ internet như wikipedia, những sách báo và các bài nghiên cứu có chọn lọc, những cóp nhặt của người viết từ kinh nghiệm của những người đang tìm hiểu nghệ thuật thư pháp, để tổng hợp thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh
  25.  
  26. 5/ Hạn chế của đề tài:
  27.  
  28. Nghệ thuật thư pháp là một bộ môn nghệ thuật tồn tại lâu dài từ những năm trước công nguyên, khi con người mới bắt đầu tự sáng tạo ra các kiểu chữ. Vì thư pháp gắn chặt với những quy luật riêng biệt, đây không hẳn là sự lựa chọn tốt khi trở thành một đối tượng nghiên cứu và áp dụng vào các bộ môn nghệ thuật hiện đại vì đôi khi những quy luật đó không hoàn toàn phù hợp với cuộc sống của chúng ta hiện thời. Đề tài nghiên cứu này do chỉ là những cóp nhặt của người viết từ nhiều nguồn, có thể không được kiểm chứng chính xác hoặc nêu bật ra được những tinh túy từ môn nghệ thuật này, âu cũng là do năng lực còn kém cỏi.
  29.  
  30. Tuy nhiên trong phạm vi năng lực của mình, người viết cũng mong rằng những nguyên tắc nghệ thuật thư pháp được áp dụng trong các ngành thiết kế, ít nhất là về trang trí trong ngành nội thất ở các phòng trà mang âm hưởng Trung Hoa xưa.
  31.  
  32. B. Giải quyết vấn đề
  33. 1/ Tổng quan chung về thư pháp
  34.  
  35. Thư pháp Trung Hoa là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam (xem bài Thư pháp Á Đông).
  36.  
  37. Theo truyền thuyết, vua Phục Hi nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long thư", vua Thần Nông xem lúa mà chế ra "tuệ thư", Hoàng Đế nhìn mây mà đặt ra "vân thư", vua Nghiêu được rùa thần mà làm ra "qui thư", Đại Vũ đúc chín đỉnh mà tạo ra "chung đỉnh văn". Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại
  38.  
  39. Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán.
  40.  
  41. Kim văn 金文, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭器 (dụng cụ cúng tế) bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là "bi văn".
  42.  
  43. Khi đã chế ra bút lông, giấy và mực, chữ Hán bắt đầu được viết thành nét to nét nhỏ. Từ đời Hán, chữ Hán đã ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書.
  44.  
  45. Chữ triện. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ đại triện thành chữ tiểu triện.
  46. Chữ lệ là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 TCN.
  47. Chữ khải (khải thư hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.
  48. Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, được dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Chữ hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 2. Khi được viết nhanh, chữ khải có thể được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành khải (行楷). Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành thảo (行草). Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự (蘭亭集序) của Vương Hi Chi (王羲之) đời Tấn được viết với chữ hành.
  49. Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo (狂草) (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố (懷素, khoảng 730-780)
  50. Vào khoảng giữa thế kỷ 2 và 4, nghệ thuật viết chữ được mệnh danh là thư pháp đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu của tao nhân mặc khách; một người điêu luyện về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao. Trong thời này, Vương Hi Chi (303-361), một đại quan và một đại thư gia, đã được người đời tôn là «Thảo thánh» (草聖).
  51.  
  52. 2/ Nhưng cơ sở lý luận và cơ sở khoa học, kiến thức chuyên sâu
  53.  
  54. a/ Định nghĩa nghệ thuật thư pháp:
  55. Thư pháp là nghệ thuật tạo hình liên quan tới văn bản, bao gồm thiết kể và thể hiện các ký tự với những công cụ đầu rộng, bút chấm mực hoặc cọ, trong số những công cụ viết khác. Nghệ thuật thư pháp đương thời có thể được định nghĩa như “nghệ thuật để tạo hình các mẫu tự theo một lối diễn cảm, hài hòa và khéo léo”. Phạm vi của thư pháp hiện đại có thể trải rộng từ khắc bia đá và thiết kế cho tới những fine-art pieces – nơi mà những ký tự có thể hoặc không thể đọc được. Thư pháp kinh điển không giống như ‘typography’ và những loại hình không có chất cổ điển, dù một thư pháp gia vẫn có thể đồng thời luyện tập cả hai. Nghệ thuật thư pháp tiếp tục nhảy múa trong hình dạng của những thiếp mời cưới và sự kiện, thiết kế kiểu chữ và typography, những bản thiết kế logo chữ bằng tay nguyên mẫu, nghệ thuật tôn giáo, cáo thị, thiết kế đồ họa và những yêu cầu nghệ thuật thư pháp, đề từ khắc đá và văn tưởng niệm. Nó cũng được sử dụng cho nghệ thuật sân khấu và những hình ảnh chuyển động trong phim và TV, quà tặng, giấy khai sinh, giấy báo tử, bản đồ và những sản phẩm viết khác.
  56.  
  57. b/ Công cụ cho nghệ thuật thư pháp
  58. Công cụ chính cho một thư pháp gia là bút và cọ. Bút thư pháp thường có đầu phẳng, tròn hoặc mũi nhọn. Với nhiều mục đích trang trí khác nhau, bút đa ngòi (multi-nibbed pen) – bút sắt (steel pen) – có thể được sử dụng. Tuy nhiên, các tác phẩm cũng có thể được tạo ra bằng bút dạ (felt-tip/marker pen) hoặc bút bi (ballpoint pen), dù những sản phẩm này sẽ không có được các đường nhọn góc.
  59. Mực viết thường là mực cốt nước, ít sệt hơn mực cốt dầu được sử dụng trong in ấn.
  60. Giấy viết cũng là loại chất lượng cao, có sự bám hút ổn định, cho phép những nét chữ được rõ ràng hơn, mặc dù giấy da và giấy thuộc cũng thường được sử dụng, dao găm có thể dùng để xóa những nét hỏng và bàn đèn không cần thiết để cho những nét chữ xuyên qua nó. Bình thường, bàn đèn và bản mẫu thường được sử dụng để thực hiện những nét thẳng mà không cần dùng bút chì – có thể là giảm chất lượng của sản phẩm. Giấy kẻ dòng – dùng cho bàn đèn hoặc dùng trực tiếp – thường có khoảng cách giữa các dòng kẻ từ ¼ tới ½ inch, dù khoảng cách tính bằng inch thỉnh thoảng mới được sử dụng. Đó là lý do mà litterea unciales và giấy kẻ ngang dùng trong bậc đại học là một khởi đầu tốt.
Advertisement
Add Comment
Please, Sign In to add comment
Advertisement