Advertisement
aigrand

Untitled

Jan 17th, 2016
120
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 16.16 KB | None | 0 0
  1. I. Đề tài:
  2. 1. Khái niệm:
  3. “Nhà hàng là loại hình kinh doanh các sản phẩm ăn uống nhằm thu hút lợi nhuận, phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau và phục vụ theo nhu cầu của khách với nhiều loại hình khác nhau”.(Nguồn: Giáo trình Quản lý kinh doanh nhà hàng – Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội)
  4. 2. Tính chất: nhà hàng trước hết là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm mục đích thu lợi nhuận
  5. 3. Phân loại: Công trình công cộng
  6. 4. Đặc điểm: Nhà hàng phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, có thể nguồn khách tại chỗ hay khách địa phương, khách từ nơi khác đến hay là khách du lịch, khách vãng lai…như vậy đối tượng phục vụ rất đa dạng và phong phú, tuỳ theo khả năng, tùy theo mục đích kinh doanh, tùy theo đoạn thị trường khách nhắm vào mà doanh nghiệp thiết lập mục tiêu kinh doanh và phục vụ đối tượng khách đó. Vì đối tượng khách đa dạng như vậy nên nhà hàng có thể là một bộ phận của khách sạn hoặc cũng có thể là một đơn vị kinh doanh độc lập.
  7.  
  8. II. Cơ sở pháp lý để thiết kế:
  9. 1. Tiêu chuẩn thiết kế:
  10. Khu vực ăn uống:
  11. Quan tâm nhất của khu vực ăn uống là giao thông đi lại và không gian ngồi. Nhân viên cần đủ chỗ đi xung quanh bàn ăn để có thể phục vụ. Thực khách cần có không gian riêng tư, ấm cúng để dùng bữa… Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng tối thiểu cho một thực khách từ 1,4m2 – 1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi. Để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.
  12.  
  13. Khu vực chế biến: Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ. Phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn. Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.
  14.  
  15. Vật liệu sử dụng: Tiêu chuẩn vật liệu dùng cho nhà hàng cũng đòi hỏi loại vật liệu bền và đẹp. Tuy mong muốn của nhà hàng về độ bền của nội thất chỉ là 1- 3 năm. Nhưng vì ngoài phải chịu sự tác động liên tục của con người thì vật liệu còn đòi hỏi phải chịu được nước, độ ẩm cao, nóng lạnh bất thường… Do đó những loại chất liệu kém bền và không chịu được nước và độ ẩm phải thực sự hạn chế. Bàn ghế phải dùng gỗ thịt, không nên dùng gỗ công nghiệp. Những chỗ liên tục phải chịu sự tiếp súc của tay thì nên được ốp đá hoặc gạch men, bề mặt sàn nên dễ lau chùi. Hệ thống thông gió, điều hòa phải tốt.
  16.  
  17. 2. Dây truyền công năng và tổ chức lưu thông:
  18. 3. Quan điểm thiết kế: Ý tưởng chủ đạo là phong cách minimalism và mang âm hưởng của thần đạo Nhật Bản. Sử dụng các màu sắc thường thấy trong các đền thờ như đen (màu gỗ), đỏ cảm (màu cổng torii) với các vật liệu âm hưởng Nhật như gỗ thịt, gạch sơn mờ tạo cảm giác sơn mài,...
  19. 4. Xu hướng thiết kế: xu hướng thiết kế thiên về nghệ thuật tối giản, thiền tông cùng nghệ thuật ánh sáng.
  20.  
  21. III. Hình ảnh tham khảo
  22.  
  23.  
  24. Chương 2 : GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH HỒ SƠ KIẾN TRÚC.
  25. 1. Giới Thiệu Công Trình
  26. Nguồn gốc: Zen Sushi là nhà hàng Nhật Bản đầu tiên đưa băng chuyền sushi vào hệ thống nhà hàng, vào lần kỉ niệm thứ 10 ngày thành lập, chủ nhân muốn tạo ra một cái nhìn mới - thách thức cho các nhà thiết kế là thổi được nét cổ điện và đặc điểm của những ngôi đề cổ truyền tại Kyoto vào không gian hiện đại của nước Ý.
  27. Tên công trình: Zen Sushi Restaurant
  28.  
  29. 2. Vị Trí khu đất, giao thông, cảnh quan thiên nhiên : nhận xét và đánh giá tác động
  30. • Địa điểm khu đất: Via degli Scipioni, 243, 00192 Roma, Italy
  31. • Khu đất có diện tích là: 350m2
  32. • Khu đất được bao quanh bởi các công trình: Khách sạn S. Valentino, khách sạn Beldes, khách sạn Gerber Roma và những công trình giải trí khác.
  33.  
  34.  
  35. 3. Quy mô công trình
  36. • Tổng diện tích: 350m2
  37. • Diện tích xây dựng: 350m2
  38. • Chiều cao công trình: 5m~6m (1 tầng lầu và một hầm)
  39. • Đặc điểm kết cấu, phong cách kiến trúc: Kết cấu công trình chia làm tạo thành một chuỗi liên kết trong dây chuyền giao thông liên tục, bắt đầu từ sảnh đón, thực khách có thể đi qua khu vực tiếp tân để tiến vào vòng quay băng chuyền sushi trong khu vực ăn chung hoặc vào phòng ăn riêng biệt. Giao thông trong nhà hàng luôn được đảm bảo thuận lợi, rõ ràng và liền mạch. Phong cách kiến trúc công nghiệp với những đường nét sắc cạnh vuông vức phù hợp với một khu thị tứ xa hoa của một thành phố sầm uất thuộc nước Ý.
  40.  
  41. 4. Phân tích mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng :
  42. MẶT BẰNG TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH
  43. Phân khu chức năng: sảnh đón khách, khu ăn chung, nhà ăn riêng, nhà vệ sinh, bếp
  44. Giải thích mặt bằng:
  45. • Khu ăn chung: là khu vực lớn nhất chiếm đa số phần diện tích của nhà hàng. Khu ăn chung bao gồm bàn băng chuyền xoay cho thực khách tự chọn sushi trực tiếp, đồng thời khu ăn chung có thể nhìn trực tiếp vào quy trình chế biến sushi do được kết nối tầm nhìn thẳng vào khu nhà bếp mở. Ngoài ra trong khu ăn chung cũng có những bàn ăn được đặt riêng cho những thực khách yêu cầu - tại đây họ sẽ được phục vụ như ở những nhà hàng gọi món bình thường.
  46. • Nhà ăn riêng: nhà ăn riêng là khu vực đóng nằm cạnh khu ăn chung, ở đây thực khách được phục vụ như ở những nhà hàng gọi món bình thường, không gian đóng kín tạo ra không gian riêng tư cho những thực khách có yêu cầu
  47. • Nhà vệ sinh: được giấu khéo léo bằng những bậc thang bước xuống lầu, không để thực khách phải trực tiếp nhìn thấy nhà vệ sinh trong quá trình ăn uống.
  48. • Bếp: nhà bếp mở với mục đích để thực khách có thể tự nhìn thấy quá trình chế biến sushi.
  49. HÌNH MẶT BẰNG KIẾN TRÚC CHI TIẾT
  50. MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH
  51.  
  52. MẶT CẮT B-B
  53. MẶT CẮT A-A
  54.  
  55.  
  56. Chương 3. XÂY DỰNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ :
  57. 1. Đối tượng sử dụng: đa số thực khách sử dụng là các khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới, phân khúc dành cho tầng lớp trung lưu và cao hơn.
  58. 2. Mục đích sử dụng: khu vực ăn uống trong kiến trúc hiện đại mang hơi thở Nhật Bản.
  59. 3. Mặt bằng phân khu chức năng:
  60. 4. Các không gian chức năng chọn điển hình: Sảnh, khu ăn chung, nhà ăn riêng, nhà vệ sinh
  61.  
  62. - Sảnh:
  63. Ưu điểm: với diện tích vừa đủ, sảnh có đầy đủ các chức năng cần thiết như sảnh đón, quầy tính tiền và sofa ngồi đợi cho thực khách
  64. Nhược điểm: gần như không có, diện tích của sảnh vừa đủ cho người dùng cảm thấy thoải mái, ngoại trừ lối đi có thể khiến người dùng không thoải mái vì kích thước khá hẹp
  65. Đề xuất giải pháp thiết kế: sử dụng phong cách tối giản hết sức, giải phóng không gian hết sức có thể để tạo nên sự thoải mái cho thực khách.
  66.  
  67. - Khu ăn chung:
  68. Ưu điểm: tuy chiếm phần lớn diện tích nhà hàng, khu ăn chung vẫn không làm rối loạn giao thông, đảm bảo được khoảng không gian thoải mái cho từng thực khách. Hai không gian băng chuyền và bàn ăn được sắp xếp tách biệt nhưng vẫn có liên kết với bếp, thực khách dù lựa chọn chỗ ngồi ở đâu vẫn có thể nhìn thấy quá trình chế biến sushi tươi.
  69. Nhược điểm: do diện tích có hạn, trong khu bàn ăn các bàn ăn bốn người cho gia đình ít xuất hiện, thay vào đó là các bàn ăn đôi và ghế ngồi đơn.
  70. Để xuất giải pháp thiết kế: sử dụng phong cách tối giản hết sức, giải phóng không gian hết sức có thể để tạo nên sự thoải mái cho thực khách.
  71.  
  72. - Nhà ăn riêng:
  73. Ưu điểm: được thiết kế tách biệt với khu ăn chung, tạo cho thực khách không gian riêng tư thỏai mái.
  74. Nhược điểm: do không gian hạn chế, bàn ăn trong khu vực này không có nhiều.
  75. Để xuất giải pháp thiết kế: sử dụng phong cách tối giản hết sức, giải phóng không gian hết sức có thể để tạo nên sự thoải mái cho thực khách.
  76.  
  77. - Nhà vệ sinh:
  78. Ưu điểm: được thiết kế tách biệt với khu ăn, thực khách không phải trực tiếp nhìn thấy nhà vệ sinh trong quá trình ăn uống.
  79. Nhược điểm: phải bước xuống thang bộ để tới được nhà vệ sinh
  80. Để xuất giải pháp thiết kế: sử dụng phong cách tối giản hết sức, giải phóng không gian hết sức có thể để tạo nên sự thoải mái cho thực khách.
  81.  
  82. Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ Ý TƯỞNG CHO TỪNG KHÔNG GIAN CỤ THỂ :
  83. I. Lựa Chọn Cách Thức Diễn Đạt - Ý Tưởng Phục Vụ Cho Đề Tài:
  84. 1. Phong cách:
  85. Phong cách được lựa chọn Minimalism - tối giản. Với lý do đơn giản "Ở phương Đông, Nhật Bản được coi là bậc thầy của phong cách tối giản trong kiến trúc" - người viết tin rằng đây là lựa chọn tối ưu cho nhiệm vụ thiết kế phải kết hợp được hơi thở Nhật Bản trong kiến trúc hiện đại kiểu Ý. Ngoài ra phong cách này hiện diện trong phần lớn kiến trúc Nhật Bản, từ kiến trúc hiện đại cho tới những công trình mang âm hưởng truyền thống, người viết sẽ có được một khối lượng thông tin thảm khảo lớn từ chính những thiết kế từ người Nhật.
  86. 2. Đặc điểm phong cách:
  87. 2.1 Màu sắc: đơn giản hóa hết sức có thể về màu sắc, cô đọng ở 2 gam màu chính: đỏ cam và đen - với màu đen lấy cảm hứng từ những lối đi cạnh các cánh rừng và màu đỏ cam thể hiện lại màu sắc của các cổng torii nổi tiếng trong đền thờ Nhật.
  88. 2.2 Hình khối: là những đường thẳng, những mặt phẳng, những góc vuông,… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu tạo thành những không gian trong sạch, đơn giản, tinh tế, trật tự
  89. 2.3 Vật liệu: đá cẩm thạch/đá hoa cương được sử dụng để ốp tường, trần làm bằng gỗ sơn mờ tạo hiệu ứng sơn mài, sàn nhà lát gạch sứ sơn mờ, ngoài ra còn kết hợp với gương tạo ảo ảnh nhân đôi không gian.
  90. 2.4 Ánh sáng: ánh sáng chủ yếu là ánh sáng vàng từ đèn halogen, tăng kích thích ăn uống tôn lên vẻ đẹp của món ăn.
  91. 2.5 Trang thiết bị nội thất: trang thiết bị nội thất theo đúng phong cách Minimalism với thiết kế đơn giản và gọn nhẹ, tiết chế những chi tiết thừa chỉ còn để lại những góc cạnh sạch sẽ.
  92.  
  93. II.Ngôn ngữ thiết kế:
  94. Ngôn ngữ thiết kế
  95.  
  96. III. Concept ý tưởng cho từng không gian cụ thể : 4 không gian
  97. 1. Sảnh:
  98. Tuy nhỏ nhưng sảnh cũng chính là bộ mặt của nhà hàng, cần phải thể hiện được tinh thần của thiết kế tại đây. Sảnh nhà hàng trung thành với phong cách Minimalism đồng thời thực hiện đúng nhiệm vụ mang hơi thở Nhật Bản vào không gian.
  99. Với màu sắc đen và đỏ cam xuyên suốt toàn bộ không gian được bao trùm, sảnh tiết chế đi những chi tiết thừa, không sử dụng tranh treo hay các vật dụng thừa, ngược lại trưng bày những bình hoa Ikebana - phong cách cắm hoa truyền thống của Nhật. Trên lối vào sảnh là những bức tường tạo hình cổng torii với hai màu sơn đen và đỏ cam bắt mắt, những thực khách có chút kiến thức về Nhật Bản hoàn toàn có thể nhận ra sự tương đồng này.
  100.  
  101. 2. Khu ăn chung:
  102. Vẫn trung thành với phong cách Minimalism và màu sắc đen - đỏ cam, tuy nhiên trong không gian này không sử dụng các chi tiết bàn ăn Nhật mà sử dụng bàn ăn hiện đại với ghế dựa cao chân và bàn gỗ. Tinh thần Nhật được thể hiện trong chất liệu gỗ sơn mờ và sàn gạch lát.
  103.  
  104. 3. Nhà ăn riêng:
  105. Được phân chia riêng biệt với khu ăn chung bằng chi tiết các cổng torii giả như sảnh đón, nhà ăn riêng cũng sử dụng các loại bàn ghế như các bàn ăn trong khu ăn chung.
  106.  
  107. 4. Nhà vệ sinh:
  108. Nhà vệ sinh được bố trí dưới tầng, phải bước xuống các bậc thang để tới nhà vệ sinh. Vẫn bám sát concept minimalism, nhà vệ sinh vẫn có những chi tiết sử dụng màu đỏ, tuy nhiên có thể thay thế màu đen thành trắng để tạo thành cảm giác sạch sẽ.
  109.  
  110.  
  111. Chương 5 NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
  112. 1. Bố cục đồ án: Số lượng bảng: 14-15 bảng
  113.  
  114. Bố cục bảng và trình bày.
  115. Tờ 1 : Tên công trình, nguồn gốc hồ sơ, tên đồ án tốt nghiệp, Lý do chọn đề tài, hướng nghiên cứu chính, những nghiên cứu liên quan đến đề tài.
  116. Tờ 2: Giới thiệu, phân tích kiến trúc hồ sơ.
  117. Tờ 3: Xây dựng nhiệm vụ thiết kế cho các không gian cụ thể.
  118. Tờ 4: Xây dựng ý tưởng thiết kế cho đồ án, Concept.
  119. Tờ 5: Khai triển thiết kế không gian sảnh (Mặt bằng, mặt bằng trần, mặt cắt)
  120. Tờ 7: Phối cảnh chính sảnh, phối cảnh phụ
  121. Tờ 8: Khai triển thiết kế không gian khu ăn chung (Mặt bằng, mặt bằng trần, mặt cắt)
  122. Tờ 9: Phối cảnh chính khu ăn chung, phối cảnh phụ
  123. Tờ 10: Khai triển chi tiết một cụm vật dụng nội thất
  124. Tờ 11: Khai triển thiết kế không gian phòng ăn riêng (Mặt bằng, mặt bằng trần, mặt cắt)
  125. Tờ 12: Phối cảnh chính phòng ăn riêng, phối cảnh phụ
  126. Tờ 13: Khai triển chi tiết một cụm vật dụng nội thất
  127. Tờ 14: Khai triển thiết kế không gian nhà vệ sinh (Mặt bằng, mặt bằng trần, mặt cắt)
  128. Tờ 15: Phối cảnh chính nhà vệ sinh, phối cảnh phụ, khai triển vật dụng nội thất.
  129.  
  130.  
  131. 2. Lập kế hoạch và thời gian làm việc : Thời lượng đồ án :12 tuần + 2 tuần dự trữ
  132. Tuần 1: Lựa chọn đề tài, hồ sơ kiến trúc
  133. Tuần 2: Bắt đầu dựng cad
  134. Tuần 3: Dựng phối cảnh 3d
  135. Tuần 4, 5, 6: Dựng phối cảnh 3d
  136. Tuần 7: Dựng phối cảnh 3d
  137. Tuần 8: Dựng phối cảnh 3d
  138. Tuần 9: Dựng phối cảnh 3d
  139. Tuần 10: Dựng phối cảnh 3d
  140. Tuần 11-12: Dựng phối cảnh 3d + Hoàn thành
Advertisement
Add Comment
Please, Sign In to add comment
Advertisement