Guest User

Untitled

a guest
Oct 22nd, 2017
72
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 3.86 KB | None | 0 0
  1. sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
  2. bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột
  3. công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn
  4. tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu
  5. của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng
  6. thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản
  7. của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản
  8. bằng một xã hội cao hơn.
  9. Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở
  10. hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự
  11. thống trị của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư
  12. bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời
  13. sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.
  14. Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh
  15. của giai cấp công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát
  16. triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động
  17. và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất
  18. giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:
  19. Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng
  20. giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất
  21. lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động
  22. sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều
  23. lao động sống hơn.
  24. Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi
  25. lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao
  26. động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó lao động trí
  27. tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản
  28. xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và
  29. khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
  30. Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên phạm vi quốc tế
  31. ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi
  32. không ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bòn rút
  33. từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách
  34. biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu
  35. thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã bòn rút
  36. chất xám, huỷ hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hoá của các nước lạc hậu,
  37. chậm phát triển.
Add Comment
Please, Sign In to add comment