Advertisement
Guest User

Tempyukata

a guest
May 24th, 2018
90
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 8.52 KB | None | 0 0
  1.  
  2.  
  3. Khuyến khích mặc yukata
  4.  
  5. Bên cạnh kimono, yukata là chiếc áo truyền thống của người dân Nhật Bản. Mặc yukata đi dự các lễ hội, đến các điểm tham quan, du lịch, nhà hàng, cửa tiệm đều được hưởng các chế độ ưu đãi, khuyến mãi... Đây là chính sách khuyến khích người dân duy trì việc mặc trang phục dân tộc, cũng như quảng bá hình ảnh truyền thống của Nhật Bản đến cộng đồng quốc tế, được người dân Nhật, đặc biệt là giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng.
  6.  
  7. Lê Châu
  8.  
  9. Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp hiện đại, nền kinh tế phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, để phục hồi và canh tân đất nước, bên cạnh những chính sách kinh tế mang tính đột phá, về văn hoá Nhật Bản dù đã bỏ hẵn tập quán mừng Tết Nguyên đán, đón năm mới theo Âm lịch như Trung Quốc, Việt Nam... mà thống nhất chỉ sử dụng Dương lịch, nghỉ và đón năm mới theo Tết Tây nhưng những giá trị văn hoá truyền thống khác, Nhật Bản đã biết trân trọng và bảo tồn một cách nhuần nhuyễn. Tây hoá để phát triển đất nước nhưng vẫn mang đậm phong cách Nhật Bản.
  10. Đặt chân đến xứ sở mặt trời mọc này ai cũng dễ dàng cảm nhận ngay điều đó, từ cảnh quan, kiến trúc, đền đài miếu mạo đến cách ăn nói, chào hỏi... đều rất ư là Nhật Bản, không lẫn lộn vào đâu được. Văn hoá ấy được kết tinh khi mới đây cả thế giới chứng kiến thảm hoạ động đất, sóng thần xảy ra vào ngày 11- 3-2011, cách chịu đựng, khắc phục và đứng dậy sau thiên tai của người Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ!
  11. Điều cốt lõi làm nên sự thần kỳ ấy, trên hết và trước hết là người dân Nhật luôn có ý thức dân tộc, tự hào họ là con cháu của thần Mặt Trời. Việc bảo tồn giá trị văn hoá của họ không dừng ở việc kêu gọi, hô hào, nói suông mà bằng những việc làm cụ thể, kể cả gắn với lợi ích nho nhỏ, thiết thân của mỗi người. Nhật Bản là đất nước có nhiều lễ hội diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa hè với vô số lễ hội và nhiều đêm bắn pháo bông rầm rộ trên khắp cả nước. Mùa hè ở Nhật theo thời tiết được tính từ tháng 6 đến tháng 9 nhưng lễ hội mùa hè ở Nhật thì kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10. Ở đó, hầu như mọi người, đặc biệt là những nam thanh nữ tú đang tuổi cặp kê và ngay cả những em bé mẫu giáo, tiểu học luôn xúng xính trong những bộ yukata truyền thống đầy màu sắc của Nhật Bản. Mùa hè ở Nhật Bản nóng và ẩm chẳng khác mùa hè ở Việt Nam là mấy, việc mặc yukata ở chốn đông người vốn vướng víu gò bó ( tuy chất liệu thường là vải cotton ) chắc hẵn sẽ không thoải mái như áo thun, quần short nhưng ánh mắt họ luôn tươi vui, rạng rỡ đầy hãnh diện. Ngoài các lễ hội mùa hè, du khách còn bắt gặp hình ảnh người Nhật mặc yukata ở các điểm du lịch mang tính lịch sử như đền chùa, thành cổ, lăng tự...
  12. Thì ra, bên cạnh lòng tự hào dân tộc khi khoác lên người chiếc yukata truyền thống, mặc yukata đi dự các lễ hội, đến các điểm tham quan, du lịch, nhà hàng, cửa tiệm đều được hưởng các chế độ ưu đãi, khuyến mãi... Miễn phí vé vào các viện bảo tàng, mỹ thuật, sở thú, thành cổ Himeji...; giảm 50% vé xe buýt; giảm giá vé xem phim; thêm một món tráng miệng hay một ly nước uống miễn phí ở các nhà hàng, quán ăn; hoặc một tấm bưu thiếp, một vật lưu niệm đặc trưng ở các cửa tiệm... Đây là chính sách khuyến khích người dân duy trì việc mặc trang phục dân tộc, cũng như quảng bá hình ảnh truyền thống của Nhật Bản đến cộng đồng quốc tế, được người dân Nhật, đặc biệt là giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng, khiến du khách nước ngoài luôn cảm thấy thú vị khi được hoà mình trong không khí rất Nhật Bản mỗi lần ghé thăm.
  13. Yukata vốn là trang phục được mặc ở chốn riêng tư như mặc sau khi tắm xong và mặc khi ngủ của giới quý tộc thời Heian ( Bình An, 770-1198) nên chất liệu thường là vải cotton và chỉ có màu đơn sắc là màu trắng hoặc xanh đậm, khi mặc thì không mặc thêm lớp áo nào khác bên trong. Từ năm 1586, thời Edo ( Giang Hộ), yukata được bình dân hóa, trở thành trang phục mặc ra đường thường ngày vào mùa hè của người dân, nên chất liệu tuy vẫn là cotton nhưng được thiết kế với màu sắc bắt mắt và nhiều họa tiết đặc trưng của mùa hè.
  14. Người nước ngoài khi lần đầu đến Nhật Bản thường dễ nhầm lẫn yukata với kimono.
  15. Kimono là quốc phục của Nhật, tuy có hình dáng giống yukata, nhưng khác yukata ở rất nhiều đặc điểm. Kimono được làm bằng lụa, hoặc những chất liệu cao cấp, vải được dệt cầu kỳ với nhiều họa tiết sang trọng và nhiều màu sắc tùy vào lứa tuổi của người mặc. Kimono được mặc vào những dịp trang trọng như lễ cưới, lễ thành nhân (tròn 21 tuổi) và những dịp đặc biệt khác. Khi mặc luôn có 2-3 lớp áo bên trong nên người mặc thường không thể tự mặc mà cần có sự trợ giúp của những người xung quanh. Yukata đơn giản hơn nhiều so với kimono nhưng khi mặc cũng đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo và cầu kỳ. Bây giờ vì mặc ra đường nên tất nhiên bên trong phải mặc áo quần lót bình thường, vạt áo trái phải đặt trên vạt áo phải, đai áo phải vắt qua vai trước khi buộc thắt obi...
  16. Nhìn cách người Nhật trân trọng và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của họ, kể cả việc nhỏ như khuyến khích mặc yukata khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Việt Nam có nền lịch sử và nhiều nét văn hoá tương đồng với Nhật Bản. Người Việt cũng luôn đầy lòng tự hào dân tộc - là con Rồng cháu Tiên. Chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam, dù không có chính sách khuyến khích vẫn là lựa chọn của quý bà, quý cô từ thời này sang thời khác, bởi khi khoác nó lên người, chiếc áo dài làm tôn vẻ đẹp kín đáo của người phụ nữ, ngày nay còn được người dân nhiều nước trên thế giới tôn vinh, ngưỡng mộ. Nhiều nhà thiết kế - Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng... - chuyên tâm với áo dài đã thành danh, nỗi tiếng. Qua mỗi thời, chiếc áo dài được cách điệu, cải tiến một vài tiểu tiết để phù hợp với nhãn quan là cần thiết, nhưng cách điệu đến mức cũn cỡn, tay hỡ sát nách, tà trên đầu gối, hoặc thụng tha thụng thình; hoặc bằng chất liệu mỏng tanh, bó sát phơi bày lồ lộ các đường cong của cơ thể một cách rất phản cảm dễ làm cho người nước ngoài lần đầu đến Việt Nam bắt gặp hiểu sai về hình ảnh chiếc dài truyền thống tuyệt vời của phụ nữ nước ta. Còn quốc phục cho đàn ông, đã có rất nhiều hội thảo, nhiều mẫu thiết kế được đề xuất nhưng vẫn chưa đồng thuận. Trong khi chiếc áo dài, khăn đóng được nhiều thế hệ cha ông đã từng mặc, ngày nay xuất hiện tại các nghi thức lễ hội truyền thống lại không được lựa chọn?!
  17. Xem ra để bảo tồn, xây dựng nền văn hoá " đậm đà bản sắc dân tộc", nếu không dựa vào dân, gắn với những lợi ích thiết thực của dân há chẳng dễ chút nào!
Advertisement
Add Comment
Please, Sign In to add comment
Advertisement