Advertisement
Guest User

triet

a guest
Apr 22nd, 2019
80
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 12.32 KB | None | 0 0
  1. THời cơ và thách thức
  2. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang kích hoạt các làn sóng tạo nên những đột phá xa hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi một cách toàn diện lối sống và cách chúng ta làm việc. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn phát triển được tính theo cấp số nhân và ở Việt Nam, những biểu hiện của cuộc cách mạng này khá rõ ràng: Người ta ước tính dân số Việt Nam là hơn 90 triệu người, thì có đến 39,8 triệu người sử dụng internet (chiếm 44%), 28 triệu người sở hữu tài khoản mạng xã hội (khoảng 31%), 128,3 triệu người có kể nối mạng di động và số người sử dụng tài khoản xã hội trên điện thoại là 24 triệu (chiếm 26%). Trong thương mại điện tử, 27% dân số sử dụng máy tính bàn để tìm kiếm sản phẩm cần mua và 18% sủ dụng di động cho mục đích này. 24% dân số mua hàng trực tuyến thông qua máy tính bàn và 15% thông qua điện thoại. Có thể thấy, những biểu hiện rất rõ nét về ứng dụng cuộc CMCN thể hiện trong lĩnh vực y tế. Những tiến bộ trong điều trị tim bẩm sinh hay điều kỳ diệu mang tên tế bào gốc, gần đây nhất là thành công của ca ghép phổi đầu tiên mở ra triển vọng mới trong việc điều trị những căn bệnh từng là “vô phương cứu chữa”.
  3. Sự phủ songsg của cách mạng 4.0 là quá rộng, và đang ngày càng rõ rệt trong các ngành nghề. Các ngành nghề đều có chiều hướng tích cực, tiêu cực đan xen. Ta có thể đánh giá tổng quát ảnh hưởng ccuar cách mạn công nghệ 4.0 với liên minh Công - Nông – Trí thức qua hai vấn đề thời cơ và thách thức ta gặp phải.
  4. • Thời cơ
  5. Việt Nam đang có lợi thế khi có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao chiếm gần 70%. Nếu như năm 2009, lao động làm công ăn lương ở nước ta chiếm khoảng 27,5 % lực lượng lao động có việc làm (khoảng 12,8 triệu người); trong đó, đội ngũ công nhân có khoảng 9,5 triệu người. Dự báo đến năm 2020, lao động làm công ăn lương sẽ chiếm khoảng 50% lực lượng lao động có việc làm (27,5 triệu người); trong đó, GCCN có khoảng 20,5 triệu người. Cách mạng công nghiệp 4.0 điển hình là việc dây chuyền hóa, đưa rô bôt thay thế con người ở các khâu khó khăn đôi với con người.
  6. Việc đưa thành tựu của công nghệ 4.0 vào sản xuất sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới cho người lao động. Đồng thời cũng làm mất đi rất nhiều việc làm có thể được thay thế bởi Robot. Nhớ lại những năm 40 50 của thế kỉ trước, không ai trong chúng ta nghĩ tới sẽ có những ngành nghề như sản xuất trí tuệ nhân tạo, diều khiển trí tuệ nhân tạo, điều khiển robot.
  7. Trong thời đại 4.0, giai cấp công nhân sẽ phát triển lên một tầm cao mới khi vị trí những công việc nguy hiểm sẽ được thay thế bởi robot. Các công việc nặng nhọc, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đều được máy móc và công nghệ đảm nhiệm hết. Sẽ không còn những tai nạn lao động, những câu chuyện rơi nước mắt như khi anh công nhân bị máy cưa cưa đứt cả bàn tay.
  8.  
  9. Máy móc cũng sẽ thay thế con người làm việc trong các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao hoặc địa hình hiểm trở. Điển hình như việc dọn dẹp các khu hóa chất độc hại hay những nơi nhiễm phóng xạ. Đây là những công việc vô cùng nguy hiểm mà đến nay con người vẫn phải tự tay làm.
  10.  
  11. Ngoài ra, hệ thống làm việc mới với tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo… sẽ khiến môi trường làm việc thêm thú vị. Con người không cần phải làm những việc tay chân nhàm chán, ngày qua ngày cũng không có gì mới. Chúng ta sẽ có nhiều hoạt động sáng tạo hơn trong tâm thế thoải mái hơn. Và với sự giúp sức của công nghệ, ta có thể hoàn thành các công việc một cách nhanh chóng và tiện lợi.
  12. Với CMCN 4.0, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất trong sản xuất đến phân phối và tiêu thụ hàng nông sản.
  13.  
  14. Điển hình, việc áp dụng khoa học công nghệ mới đã đạt hiệu quả rất cao như trang trại thanh long ở Bình Thuận (áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của Israel).
  15.  
  16. Việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp còn tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ. Như vậy, điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.
  17.  
  18. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận chuyển và xuất khẩu nông sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế. Hàng hóa nông sản, thủy sản của Việt Nam khi vận chuyển sang nước ngoài bị trả về, do quá trình vận chuyển qua đường biển, kéo dài hàng tháng, do đó bị va đập hay nhiệt độ trong thùng cao và cuối cùng không bán được đã gây thiệt hại lớn cho các DN trong nước.
  19. Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.
  20. CMCN 4.0 biến nông nghiệp không còn là nông nghiệp thuần túy. Công nghệ mới có thể giúp bón phân đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí… được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
  21. • Thách thức
  22. • Như đã nói, lao động tay chân sẽ từng bước bị thay thế hoàn toàn bởi công nghệ và robot. Ngay đến cả những công việc tỉ mỉ, phức tạp nhất thì robot vẫn có thể làm được. Vì vậy mà sẽ có rất nhiều lao động mất việc làm, bị cướp miếng ăn. Quan trọng hơn, tình trạng này không diễn ra ở một nhà máy cụ thể nào mà là trên quy mô toàn quốc, toàn thế giới.
  23. • Hơn nữa, số lượng công việc con người có thể làm sẽ bị giới hạn lại, chỉ còn lại những việc có yêu cầu chất lượng khắt khe. Đó là những công việc sáng tạo, tốn nhiều chất xám, tư duy và kiến thức. Lao động trình độ thấp hoặc không được đào tạo kỹ lưỡng sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội nữa.
  24. Lực lượng lao động Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lao động có trình độ tay nghề thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có xu hướng giảm, song vẫn chiếm đại đa số (khoảng 80%) lực lượng lao động xã hội. Trong khi nhu cầu về lao động phổ thông của Việt Nam sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 70% số việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông (da giày, lắp ráp điện tử, chế biến thủy sản, dịch vụ bán lẻ…) và 86% trong ngành dệt may có rủi ro cao bị thay thế bởi máy móc và thiết bị hiện đại trong thập niên 2017 - 2027.
  25. Hạn chế lớn nhất của thị trường lao động Việt Nam là năng suất lao động thấp. Năng suất lao động của Việt Nam đạt 9.894 USD (năm 2016), chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines, thậm chí bằng 87,4% năng suất lao động của Lào. Đặc biệt, từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình của Việt Nam chỉ còn 3,9%/năm (so với hơn 5% thời kỳ trước đó). Năng suất lao động thấp được xem như là một hệ quả tất yếu của chất lượng nguồn lao động thấp và năng lực đổi mới sáng tạo yếu. Do đó, nâng cao năng suất lao động là đòi hỏi cấp bách để thị trường lao động phát triển, đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế dưới ảnh hưởng của CMCN 4.0. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cuộc CMCN 4.0 cũng được xem là vấn đề trung tâm, thách thức lớn đối với Việt Nam. Việt Nam đang thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số, trong lĩnh vực CNTT và công nghệ cao.
  26. Việt Nam cần giải quyết được những thách thức về trình độ lao động, năng suất thấp để sẵn sàng đón nhận nền tảng khoa học công nghiệp 4.0. Nếu Việt Nam không quyết liệt cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học - công nghệ, nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
  27. cũng như các lĩnh vực khác, nông nghiệp cũng đối diện với những thách thức như: dư thừa nguồn lao động nông nghiệp, bất bình đẳng giữa nông dân công nghệ thấp với nông dân công nghệ cao… Các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động.
  28. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người.
  29. CMCN 4.0 cũng giúp các nước phát triển có thể tự sản xuất lương thực, thực phẩm bằng diện tích đất chỉ bằng 1/100 hay 1/1000 các nước đang phát triển làm, với năng suất cao hơn nhiều lần, dẫn đến hiện tượng các nước phát triển sẽ không sử dụng sản phẩm từ các nước đang phát triển như Việt Nam.
  30. Điều này có thể làm cho khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sẽ giảm, tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, song thách thức đặt ra là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả CMCN 4.0, đặc biệt là tận dụng được tiềm năng cơ cấu dân số trẻ.
  31. khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và DN kinh doanh nông nghiệp hiện đang là một khâu yếu trong hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp của Việt Nam.
  32.  
  33.  
  34.  
  35.  
  36.  
  37. Vai trò nè
  38. .Lực lượng lao động này sẽ đóng vai trò rất quan trọng
Advertisement
Add Comment
Please, Sign In to add comment
Advertisement