Advertisement
TrungBloxGameYoutube

Sinh học

Apr 10th, 2019
100
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 4.60 KB | None | 0 0
  1. - Câu 1/114: Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?
  2. Trả lời: - Từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do thời tiết khắc nghiệt hơn, con người đông hơn nên lượng thức ăn trong tự nhiên giảm dần. Con người ngày càng cần nhiều thức ăn hơn, cần chủ động hơn để tránh bị đói nên người ta phải giữ lại giống của những cây để gieo trồng cho mùa sau, do đó nên có cây trồng.
  3. - Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng.
  4. - Câu 2/117: Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.
  5. Trả lời: - Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.
  6. + Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.
  7. - Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.
  8. + Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.
  9. - Câu 3/127: So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác?
  10. Trả lời: - Rêu:
  11. + Rễ giả
  12. + Chưa có mạch dẫn
  13. + Chưa có hoa
  14. + Sinh sản bằng bào tử
  15. - Cây có hoa:
  16. + Rễ thật
  17. + Có mạch dẫn
  18. + Có hoa
  19. + Sinh sản bằng hoa, quả, hạt
  20. - Câu 1/139: Đặc điểm chủ yếu đế phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì?
  21. Trả lời: - Đặc điểm khác nhau chủ yếu là số lá mầm của phôi.
  22. - Câu 3/148: Tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
  23. Trả lời: - Con người cần ôxi để duy trì sự sống. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí cacbônic và giải phóng khí ôxi ra môi trường, hành động này cũng tương tự như vai trò của lá phổi (cung cấp khí ôxi và loại bỏ khí cacbônic trong cơ thể con người). Do đó có thể nói rằng “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.
  24. - Câu 4/148: Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng?
  25. Trả lời: - Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
  26. + Cây giúp điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
  27. + Cây làm giảm ô nhiễm môi trường
  28. + Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, chống xói mòn đất.
  29. + Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.
  30. - Câu 3/159:
  31. Trả lời: - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
  32. - Hạn chế việc khai thác bừa bãi để bảo vệ số lượng cá thể của mỗi loài.
  33. - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
  34. - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
  35. - Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Advertisement
Add Comment
Please, Sign In to add comment
Advertisement