PatrZDZ

Fiktiv Vietnam - VTV

Nov 9th, 2020 (edited)
61
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 28.14 KB | None | 0 0
  1. Đài Truyền hình Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Television, viết tắt là VTV, là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV, được sử dụng từ năm 1990, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. 3 chữ cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm biểu tượng của Đài từ năm 1995, lần lượt được thiết kế và thể hiện bằng 3 màu đỏ, xanh lá, xanh lam, tượng trưng cho 3 màu cơ bản trên màn hình ti vi màu. Biểu trưng này đã được thiết kế lại vào các năm 2010 và 2013. VTV là viết tắt tên gọi tiếng Anh của "Vietnam Television" và cũng là viết tắt tên gọi tiếng Việt của "Vô tuyến Truyền hình Việt Nam".
  2.  
  3. Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Lâm thời đã thành lập Bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh thuộc Bộ thông tin - Tuyên truyền; hoạt động chủ yếu của bộ phận này là tổ chức đoàn chiếu phim lưu động chiếu ở những nơi công cộng và lập toa xe điện ảnh đi chiếu phim dọc quốc lộ 1 từ bắc vào nam bằng một máy chiếu Débri 16 mm và hai bộ phim tài liệu về phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Pháp do Việt kiều gửi về.
  4.  
  5. Năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, chính phủ thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, nhưng các nhà làm phim thời kỳ này mới sản xuất được các phim tài liệu ngắn, như Giữ làng giữ nước (1953), Điện Biên Phủ (1954). Năm 1956, Xưởng phim thời sự tài liệu tách khỏi Xưởng phim Việt Nam và đến năm 1989 thì đổi tên thành Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương.
  6.  
  7. Từ giữa năm 1965, Mỹ đã tăng cường phạm vi tuyên truyền bằng cách xây dựng một hệ thống các đài truyền hình để tuyên truyền cho bản thân và Việt Nam Cộng hòa. Để ứng phó, từ năm 1967, Đài tiếng nói Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập một đài truyền hình của miền bắc, nhà báo Trần Lâm lúc đó đang là giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với Viện Phát thanh Truyền hình Cuba, 18 nhân viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được cử sang Cuba để học tập các khâu làm truyền hình.
  8.  
  9. Năm 1968, Xưởng phim Vô tuyến truyền hình được thành lập, xưởng phim này có nhiệm vụ là sản xuất phim vô tuyến truyền hình (16 mm) để gửi cho các đài truyền hình nước ngoài tuyên truyền về cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước tại Việt Nam.
  10.  
  11. Ngày 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng tín hiệu truyền hình đầu tiên, sang năm 1971 thì thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình. Năm 1972 việc phát sóng bị gián đoạn do chiến sự leo thang và Đài Tiếng nói Việt Nam buộc phải sơ tán. Năm 1973, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên trên màn hình đen-trắng. Năm 1975, sau khi toàn thắng trước chính quyền Sài Gòn, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Giải phóng A đã cùng Đài giải phóng B miền Đông Nam bộ đã tiếp quản toàn bộ hệ thống phát thanh, truyền hình của chính quyền cũ.
  12.  
  13. Năm 1976, trung tâm truyền hình được xây dựng tại Giảng Võ; năm 1977, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, thành lập Đài Truyền hình Trung ương và chuyển trụ sở tới đây. Cũng trong giai đoạn này, đài chuyển từ phát sóng đen-trắng sang phát sóng truyền hình màu, đồng thời xây dựng Đài phát sóng truyền hình Tam Đảo để phủ sóng toàn miền bắc và xây dựng các đài truyền hình địa phương.
  14.  
  15. Năm 1987, Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 1990, đài bắt đầu phát sóng kênh truyền hình thứ hai, từ đây kênh được chia thành VTV1 và VTV2; đến năm 1991, kênh VTV1 được phát sóng vệ tinh để các đài địa phương thu phát lại toàn quốc
  16.  
  17. Kênh VTV3 được thành lập năm 1996, đến năm 1998 kênh được phát sóng qua vệ tinh các địa phương. Các kênh VTV4, VTV5 (cùng các kênh khu vực), VTV6, VTV7, VTV8, VTV9 bắt đầu lên sóng lần lượt trong các năm sau đó.
  18.  
  19. VTV3 là kênh đầu tiên được phát sóng chuẩn HD từ năm 2013, các kênh còn lại cũng lần lượt được nâng chuẩn phát sóng vào những năm tiếp theo. Từ 2013 đến nay, các kênh đều phát sóng SD và HD song song. Riêng từ ngày 1 đến 7 tháng 1 năm 2020, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đồng bộ luồng kênh SD với HD cho tất cả các kênh (ngoại trừ kênh VTV5 Tây Nam Bộ và VTV5 Tây Nguyên). Đến ngày 8 tháng 1 năm 2020 thì các kênh đã trở lại phát song song 2 tín hiệu SD và HD.
  20.  
  21. Cũng trong giai đoạn này, với tư cách là đơn vị truyền hình chủ nhà, Đài đã thực hiện thành công ở những sự kiện quan trọng của đất nước, như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (tổ chức truyền hình trực tiếp trên tất cả các kênh sóng của Đài), Hội nghị APEC các năm 2006 và 2017, hay Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ 2019.
  22.  
  23. ===
  24. VTV1 là Kênh Thời sự - Chính luận - Tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam, được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hàng ngày từ ngày 15 tháng 6 năm 2011 đến nay, với gần 20 bản tin thời sự và chuyên mục trong tuần, đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị của cả nước. Kênh VTV1 thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng được Nhà nước và Chính phủ giao, giữ vai trò chủ đạo trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận.
  25.  
  26. VTV1 được phát rộng rãi cho toàn thể công chúng trong nước trên hệ thống sóng truyền hình tương tự, truyền hình số mặt đất DVB-T2, truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, IPTV và trực tuyến trên mạng Internet, liên tục 24/24h hàng ngày.
  27.  
  28. Theo lộ trình Số hóa truyền hình của Chính phủ, khi hoàn thành việc số hóa, VTV1 sẽ bị ngừng phát sóng trên truyền hình tương tự mặt đất và tiếp tục phát miễn phí trên hạ tầng truyền hình số mặt đất cùng các hạ tầng khác. Tuy nhiên trên hạ tầng truyền hình số vệ tinh, K+, VTC, MobiTV và HTVC đã khóa mã một phần hoặc toàn bộ cả hai phiên bản độ nét thường và độ nét cao của VTV1.
  29.  
  30. Kênh VTV1 dành phần lớn thời lượng cho nội dung các chương trình thời sự, chính luận với hàng loạt các tin tức, chuyên mục cập nhật nhằm truyền tải thông tin đến nhân dân, đồng thời khẳng định vai trò chủ đạo trong công tác tuyên truyền, định hướng dư luận. Bên cạnh đó, vào một số khung giờ nhất định, VTV1 cũng dành một phần thời lượng để phát sóng các chương trình của các kênh sóng khác của Đài Truyền hình Việt Nam.
  31.  
  32. Thời sự là chương trình tin tức chính ở Việt Nam do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) sản xuất và phát sóng trên các kênh VTV1, VTV2 và VTV3. Phiên bản chính được phát sóng hàng ngày lúc 19 giờ tối trên VTV1 và VTV3. Chương trình cũng được hầu hết đài truyền hình địa phương ở Việt Nam chuyển tiếp phát sóng trực tiếp vào lúc 19 giờ.
  33.  
  34. Được công chiếu lần đầu vào ngày 7 tháng 9 năm 1970, Thời sự của VTV là một trong những bản tin được xem nhiều nhất ở Việt Nam và là chương trình tin tức có tần suất phát sóng nhiều nhất trên VTV1. Chương trình giữ vai trò chủ đạo trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
  35.  
  36. Trừ phiên bản 19 giờ được phát sóng đồng thời trên VTV1 và VTV3 (phát lại trên VTV2 lúc 22 giờ), thì các phiên bản phát sóng ở các khung giờ khác chỉ phát sóng trên VTV1.
  37.  
  38. Phiên bản chính, phát lúc 19 giờ hàng ngày của chương trình có hai người dẫn, thường dành phần lớn thời gian đưa các tin quan trọng trong nước. Các thông tin đầu tiên trong chương trình thường là hoạt động của các nhà lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ...; công bố các thông phát ngôn về các vấn đề kinh tế và chính sách lớn. Sau đó sẽ là các thông tin về kinh tế và xã hội. Các thông tin quan trọng khác và tin quốc tế thường được đặt ở phần sau của chương trình hoặc xen kẽ với tin trong nước (trừ các tin tức quan trọng, đôi khi sẽ được đưa tin sớm hơn). Đôi lúc chương trình cũng sẽ có một phần bình luận đặc biệt dài từ 5 đến 10 phút dành cho những vấn đề đặc biệt nổi bật ở trong nước, được dẫn bởi một biên tập viên khác. Phiên bản 19 giờ này được phát lại trên VTV2 vào lúc 22 giờ, có thêm phần thuyết minh cho người khiếm thính.
  39.  
  40. Phiên bản 12 giờ trưa chỉ có một người dẫn, có thời lượng từ 20 đến 25 phút. Sử dụng hình hiệu chính dùng trong phiên bản lúc 19 giờ, từ năm 2018 chương trình được thu hình và phát sóng trong một trường quay ảo và MC thường sẽ đứng dẫn thay vì ngồi như phiên bản 19 giờ.
  41.  
  42. Phiên bản ngắn gọi là Tin Tức thường được phát sóng vào các thời điểm 8 giờ, 9 giờ, 11 giờ, 16 giờ, 17 giờ, 23 giờ và phiên bản tổng hợp tin tức đã được phát sóng trong ngày vào khoảng 20 giờ ngay sau khi phát sóng Thời sự 19 giờ với thời lượng từ 2 đến 15 phút. Phiên bản này có một người dẫn khi phát sóng trong thời gian từ 6 giờ đến 23 giờ, dùng phiên bản hình hiệu tương tự phiên bản 12 và 19 giờ, nhưng ngắn hơn và chữ Thời sự được thay thành chữ Tin tức. Đối với chương trình Tin tức phát sóng từ 0 giờ đến 5 giờ đêm (được phát sóng cách nhau 1 giờ) sẽ không có người dẫn, thay vào đó được đưa tin theo hình thức hiện ảnh và phần tin tức bằng chữ trên màn hình, sử dụng hình hiệu phiên bản ban đêm với dải chim én bay quanh Trái Đất với tông màu tối và dòng chữ Tin Tức.
  43.  
  44. ===
  45. VTV2 là Kênh Khoa học - Giáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam, được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hàng ngày từ năm 2012 đến nay, với các bản tin và chương trình chuyên đề được đầu tư kỹ lưỡng, hướng dến mục tiêu cải thiện dân sinh, phổ biến kiến thức khoa học - công nghệ. Nội dung các chương trình trên VTV2 tập trung vào các chủ đề gia đình - xã hội, văn hóa - du lịch, môi trường, khoa học - công nghệ, y tế - sức khỏe, nông - lâm - ngư nghiệp, khám phá thế giới. Ngoài ra, VTV2 dành một phần thời lượng cho phim truyện và trực tiếp một số sự kiện thể thao đặc biệt.
  46.  
  47. Hiện nay, VTV2 được truyền dẫn trên nhiều hạ tầng: truyền hình tương tự mặt đất, truyền hình số mặt đất (DVB-T2), truyền hình số vệ tinh (K+), truyền hình kỹ thuật số VTC. Ngoài ra kênh VTV2 còn được truyền dẫn trên tất cả các dịch vụ truyền hình trả tiền khác (VTVCab, SCTV, AVG, MyTV, HTVC,...).
  48.  
  49. ===
  50. VTV3 là kênh giải trí tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam, được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hàng ngày từ năm 2006, với lực lượng sản xuất chương trình nòng cốt từ Ban Sản xuất các chương trình Giải trí (tiền thân là Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế). Hiện tại, đây là một trong các kênh truyền hình phổ biến nhất tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả thuộc mọi lứa tuổi. Đồng thời, VTV3 còn sản xuất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp đặc biệt để phát sóng trên VTV1.
  51.  
  52. Dù có tính chất là một kênh truyền hình quảng bá miễn phí, nhưng do có nhiều chương trình mua bản quyền cần chống tràn sóng ra nước ngoài. Trước đây đã có nhiều chương trình mua bản quyền từ nước ngoài bị buộc dừng phát sóng vì vi phạm bản quyền, nên VTV3 hầu như chỉ được phát sóng miễn phí trên các nền tảng Truyền hình số mặt đất DVB-T và trực tuyến trên Internet (VTVgo, VTV News, VTV Giải Trí và VTVcab On), còn lại hầu như được khóa mã trên các hệ thống truyền hình trả tiền trong nước,. Theo lộ trình Số hóa truyền hình của Chính phủ, ở một số khu vực khán giả sẽ không thể xem được VTV3 nếu không phải là thuê bao truyền hình trả tiền hoặc không sử dụng đầu thu/máy thu hình tích hợp DVB-T2.
  53.  
  54. Khi phát sóng trên hạ tầng truyền hình số mặt đất (DVB-T2), kênh VTV3 HD được ứng dụng công nghệ âm thanh kỹ thuật số Dolby Digital Plus.
  55.  
  56. ===
  57. VTV4 là Kênh truyền hình Đối ngoại quốc gia của Đài Truyền hình Việt Nam, có phạm vi phủ sóng toàn thế giới và chủ yếu dành cho các Việt kiều đang học tập, làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Kênh được phát sóng thử nghiệm từ ngày 1 tháng 9 năm 1995 và bắt đầu phát sóng quảng bá chính thức từ ngày 1 tháng 1 năm 1998 với thời lượng ban đầu từ 00h00 đến 08h00 (theo giờ Việt Nam). Từ ngày 5 tháng 8 năm 2002 về sau, kênh được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24 giờ hàng ngày.
  58.  
  59. Người dân trong và ngoài nước có thể xem kênh này miễn phí qua truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DVB-T2), truyền hình số vệ tinh K+, qua các đầu thu tín hiệu vệ tinh bằng chảo parabol khác. Ngoài ra, VTV4 còn được phát sóng trong nước trên hạ tầng của một số đơn vị truyền hình trả tiền như VTVCab, SCTV, MyTV, Truyền hình An Viên, VTC. Nhằm phủ sóng VTV4 rộng rãi hơn, Đài truyền hình Việt Nam còn phát sóng VTV4 trên trang web chính thức của kênh và đăng tải các chương trình đã phát sóng lên YouTube.
  60.  
  61. ===
  62. VTV5 là hệ thống các kênh truyền hình quảng bá (bao gồm VTV5, VTV5 Tây Nguyên và VTV5 Tây Nam Bộ) của Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ truyền tải các thông tin, chính sách của Nhà nước tới đồng bào các dân tộc thiểu số. Nội dung chính của kênh bao gồm các chương trình thời sự, các chương trình tiếng dân tộc thiểu số có phụ đề tiếng Việt, các chương trình văn hóa, giáo dục, giải trí và truyền hình trực tiếp các sự kiện văn hóa lớn, quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số, do Ban Truyền hình tiếng dân tộc làm nòng cốt.
  63.  
  64. Với việc Đài Truyền hình Việt Nam liên tục có được bản quyền nhiều giải đấu thể thao trong thời gian gần đây, các kênh VTV5 thường xuyên được huy động để truyền hình trực tiếp các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế bên cạnh kênh phát sóng chính là VTV6.
  65.  
  66. Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) còn được biết đến với chương trình "Dân tộc và Phát triển" phát sóng trên kênh VTV1, VTV4 và "Sắc màu các dân tộc" phát sóng trên các kênh VTV1, VTV2. Các chương trình này hiện cũng đang được phát sóng trên các kênh VTV5.
  67.  
  68. Người dân trong nước có thể theo dõi kênh VTV5 trên hạ tầng Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) và một số mạng truyền hình trả tiền khác. Kênh cũng được truyền dẫn miễn phí trên hạ tầng truyền hình số mặt đất (DVB-T2) và K+.
  69.  
  70. Ngày 01/07/2015, kênh VTV5 được phát sóng với chuẩn hình ảnh độ nét cao (HD) duy nhất trên Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab). Sau năm 2016, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng quảng bá phiên bản VTV5 HD.
  71.  
  72. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Ban Truyền hình Tiếng Dân tộc so với các ban khác trong Đài Truyền hình Việt Nam còn khiêm tốn (tổng số nhân viên vào khoảng 40 người - trong đó có cả lực lượng biên dịch). Trong ban có 3 phòng: Phòng Sản xuất chương trình, Phòng biên tập chung, Phòng Tổng hợp. Phòng sản xuất chương trình tổng có 11 thành viên. 3 phòng này phụ trách sản xuất 1 tháng 12 tạp chí 30 phút cho VTV5, 2 tạp chí 30 phút cho VTV1, VTV2 và bản tin thời sự tiếng Kinh hàng ngày 15 phút và 30 phút trên kênh VTV5.
  73.  
  74. Ngoài ra VTV5 còn có trang điện tử tương tác với khán giả đồng thời là trang tác nghiệp riêng (vtv5.net.vn) giúp các phóng viên của VTV5 có thể làm việc và nắm bắt thông tin liên tục tại ban khi phải đi công tác xa và lâu ngày.
  75.  
  76. ===
  77. VTV6 là Kênh truyền hình Thanh thiếu niên của Đài Truyền hình Việt Nam, sản xuất các chương trình có nội dung dành cho thế hệ trẻ, thường xuyên liên kết tương tác với những sản phẩm công nghệ số đa năng, hiện đại và đang dần có xu hướng sử dụng những thiết bị này nhằm tìm kiếm các thông tin hữu ích cũng như thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình thay cho chiếc TV truyền thống vốn chỉ phát sóng các chương trình theo lịch phát sóng. Các chương trình của kênh VTV6 tập trung khai thác mọi khía cạnh trong đời sống, văn hóa của giới trẻ, với những người dẫn chương trình hầu hết đều là những người trẻ tuổi.
  78.  
  79. Tuy là kênh truyền hình tập trung khai thác đời sống giới trẻ do Ban Thanh thiếu niên (VTV6) làm nòng cốt, nhưng hầu hết các chương trình do Ban Thể thao (S-VTV) sản xuất (bao gồm tường thuật trực tiếp và phát lại các trận đấu, các chương trình tạp chí khai thác, phóng sự và bản tin) đều được phát sóng trên kênh này từ năm 2015 đến nay, vì thế kênh cũng được nhiều khán giả biết tới là kênh chuyên truyền hình trực tiếp các sự kiện thể thao của Đài Truyền hình Việt Nam. Đồng thời, VTV6 còn sản xuất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp đặc biệt để phát sóng trên VTV1.
  80.  
  81. Đa số người trẻ toàn quốc đều yêu thích VTV6 vì nội dung phong phú và đa dạng. Kênh không những là cầu nối của người trẻ thế hệ số mà còn là kênh phát sóng những giải đấu thể thao khắp thế giới mà VTV có bản quyền, các giải bóng đá danh giá như World Cup, Euro, các sự kiện như Đại hội Thể thao Thế giới, Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Châu Á, các trận đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam và được người hâm mộ cả nước đặc biệt quan tâm và theo dõi thường xuyên.
  82.  
  83. ===
  84. VTV7 là Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, nhằm mục đích dạy học, phổ biến và nâng cao kiến thức. Kênh VTV7 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục của VTV với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng đối tác là các đài truyền hình EBS (Hàn Quốc) và NHK (Nhật Bản). Kênh VTV7 được hình thành sau khi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ký quyết định tách Phòng Nhà trường ra khỏi Ban Khoa giáo để thành lập Ban Sản xuất các Chương trình Giáo dục - Đài Truyền hình Việt Nam.
  85.  
  86. VTV7 được phát sóng thử nghiệm từ 11h30 ngày 20/11/2015 và được phát sóng chính thức vào lúc 06h00 ngày 01/01/2016. Thời lượng phát sóng của VTV7 là 18/24h hàng ngày (06h00 đến 24h00 hằng ngày). Giống như các kênh VTV khác, VTV7 cũng có hai phiên bản: Độ nét tiêu chuẩn (SD) và độ nét cao (HD). VTV7 HD được phát sóng thử nghiệm cùng với VTV7. Từ ngày 25/09/2017, kênh VTV7 chuyển sang phát sóng phiên bản mới.
  87.  
  88. Với vai trò của một kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục, mục tiêu chính của VTV7 là hỗ trợ người học trên khắp mọi miền Tổ quốc học tập tất cả các môn học qua sóng truyền hình. Thông qua đó, học sinh trên khắp cả nước, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa sẽ được tiếp cận các kiến thức mới qua những chương trình, hình ảnh của VTV cũng như của các kênh truyền hình khác trên thế giới (do VTV hợp tác và mua bản quyền). Bên cạnh phần lớn thời lượng cho chương trình giáo dục, VTV7 cũng có các khung chương trình giải trí hay các chương trình có ý nghĩa nhân văn. Các chương trình có liên quan trực tiếp đến giáo dục trong trường học đã và đang được chuyển từ VTV2 sang kênh này, với nội dung được biên tập và chất lượng ngày càng được cải tiến hơn.
  89.  
  90. Đối tượng khán giả của kênh VTV7 chủ yếu là học sinh, sinh viên. Ở giai đoạn đầu lên sóng, VTV7 hướng đến các trẻ em mầm non và tiểu học. Ngoài ra, kênh cũng có những chương trình phù hợp với các đối tượng khác như học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, người thành niên, đồng bào dân tộc thiểu số hay những người khuyết tật, người kém may mắn.
  91.  
  92. ===
  93. VTV8 là Kênh truyền hình quốc gia hướng tới khán giả toàn khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, nằm trong hệ thống 9 kênh truyền hình quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam. Kênh chính thức được phát sóng từ 00:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  94.  
  95. VTV8 là kết quả của việc thực hiện sáp nhập 3 kênh truyền hình khu vực của VTV trước đây, bao gồm VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên. Theo Đề án Quy hoạch báo chí quốc gia, các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đà Nẵng và Phú Yên không được cấp phép phát sóng các kênh truyền hình khu vực. Thay vào đó, các trung tâm này được xem là những cơ quan thường trú, nơi sản xuất chương trình, cung cấp nội dung đã thực hiện trên khu vực thường trú để phát sóng trên kênh quảng bá quốc gia theo mô hình toà soạn hội tụ.
  96.  
  97. Tổng khống chế VTV8, Phòng Thư ký - Biên tập VTV8 (trực thuộc Ban Thư ký - Biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam) được đặt tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Tín hiệu từ đây được truyền tới Hà Nội và từ Hà Nội phát đến các hạ tầng truyền dẫn khác nhau phục vụ khán giả cả nước.
  98.  
  99. Hiện nay, VTV8 được phát sóng trên nhiều hạ tầng truyền hình khác nhau: quảng bá miễn phí trên hạ tầng truyền hình tương tự mặt đất, truyền hình số mặt đất (DVB-T2), truyền hình trực tuyến (VTVgo), phát sóng trên các hệ thống truyền hình trả tiền (VTVCab, K+, SCTV, AVG (Truyền hình An Viên), MyTV, Truyền hình FPT, ...). Kênh còn được phát sóng với định dạng hình ảnh độ nét cao (HD) trên hạ tầng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại Huế, cũng như trên một số hạ tầng truyền hình trả tiền như VTVCab, Truyền hình FPT và Truyền hình Viettel.
  100.  
  101. ===
  102. VTV9 là Kênh truyền hình quốc gia hướng tới khán giả toàn khu vực Nam Bộ, nằm trong hệ thống 9 kênh truyền hình quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam. Kênh VTV9 được phát sóng với thời lượng 24/24h hàng ngày, có nội dung phong phú bao gồm các chương trình tin tức, chuyên mục, thể thao, giải trí được xây dựng dựa trên chất liệu và thị hiếu khán giả tại miền Nam.
  103.  
  104. VTV9 được phát sóng quảng bá miễn phí trên vệ tinh Vinasat-1 (băng tần của K+), hạ tầng truyền hình tương tự mặt đất tại khu vực Nam Bộ, truyền hình số mặt đất (DVB-T2) tại những nơi VTV phủ sóng số mặt đất, hạ tầng truyền hình trực tuyến (VTVgo). Trên các dịch vụ truyền hình trả tiền khác (trừ hạ tầng số HD của VTVCab), VTV9 được phát sóng khóa mã.
  105.  
  106. Từ ngày 28/08/2015, VTV9 bắt đầu được phát sóng với định dạng hình ảnh độ nét cao (HD) trên Truyền hình cáp Việt Nam - VTVCab. Kênh VTV9 HD đã được phát ở nhiều hạ tầng và nhà cung cấp dịch vụ khác: truyền hình số mặt đất (DVB-T2), Truyền hình cáp SCTV, Hanoicab.
  107.  
  108. Tổng khống chế VTV9, Phòng Thư ký - Biên tập VTV9 (thuộc Ban Thư ký biên tập - Đài Truyền hình Việt Nam) được đặt tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ. Tín hiệu từ đây được truyền tới Hà Nội và từ Hà Nội phát sóng trên các hạ tầng truyền dẫn khác nhau phục vụ khán giả cả nước.
  109.  
  110. ===
  111. Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (viết tắt là VTVCab, trước 2013 gọi là VCTV) là Trung tâm kỹ thuật truyền hình Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) có chức năng cung cấp các kênh truyền hình trả tiền (trong khi toàn bộ các kênh quảng bá của VTV là miễn phí).
  112.  
  113. Kênh hợp tác và sản xuất:
  114. Fansipan TV & Fansipan TV HD: Kênh giải trí tổng hợp
  115. Phim Việt & Phim Việt HD: Kênh phim truyện Việt Nam
  116. Thể thao TV & Thể thao TV HD: Kênh thể thao
  117. M4ME & M4ME HD: Kênh phim và giải trí đa phương tiện
  118. E Channel & E Channel HD: Kênh phim truyện và giải trí
  119. Hay TV & Hay TV HD: Kênh phim truyện và giải trí tổng hợp
  120. D-Dramas & D-Dramas HD: Kênh thông tin súc khỏe và giải trí
  121. BiBi & BiBi HD: Kênh thiếu nhi
  122. Info TV & Info TV HD: Kênh thông tin kinh tế và giải trí tổng hợp
  123. O2TV & O2TV HD: Kênh phim truyện châu Á
  124. VGS Shop: Kênh mua sắm
  125. Style TV & Style TV HD: Kênh thời trang, phong cách sống
  126. VTV Hyundai Homeshopping: Kênh mua sắm
  127. V Shopping: Kênh mua sắm
  128. M Channel: Kênh âm nhạc
  129. Bóng đá TV & Bóng đá TV HD: Kênh thể thao (điển hình về bóng đá)
  130. Kênh 17: Kênh giải trí dành cho giới trẻ
  131. Thể thao TV HD Tin Tức: Kênh thể thao chuyên biệt về tin tức, bóng đá, bóng rổ
  132. Phim: Kênh phim truyện tổng hợp
  133. V Family: Kênh giải trí phụ nữ và gia đình
  134. Sao TV: Kênh thiếu nhi
  135. Life TV: Kênh chuyên biệt cuộc sống và khám phá
  136. Thể thao TV Golf: Kênh chuyên biệt về Golf
Add Comment
Please, Sign In to add comment